Công tác chính quyền Lê Thị Diệu Muội

Cách mạng Tháng Tám thành công, bà được cử làm Phó Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Quảng Trị.[1] Tháng 10 năm 1945, quân Pháp mở cuộc tấn công vào tỉnh Quảng Trị, bà là Trưởng đoàn đại biểu phụ nữ tỉnh Quảng Trị mang quà của người dân ra tiền tuyến để trao cho các chiến sĩ.[17] Tháng 12, bà được bầu làm Bí thư Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị (đến tháng 11 năm 1946),[18] Ủy viên Ban Cán sự Bình Trị Thiên của Xứ ủy.[19]

Sau đó, bà làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy viên Ban Phụ vận Trung ương, Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương và Tổ chức cán bộ.[1][20] Ngày 31 tháng 12 năm 1964, bà được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm làm Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tối cao cùng Trần Văn Chung, Nguyễn Thị ThọPhan Tư Nghĩa.[21] Năm 1967, bà giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội thương[22][23], phụ trách bộ phận B, chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, tập kết hàng hóa, nhu yếu phẩm ở Bù Đốp để giao cho Ban Kinh tế Trung ương Cục miền Nam.[4]

Tháng 4 năm 1971, bà trúng cử Quốc hội khóa IV tỉnh Nghệ An, được bầu vào Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội.[20] Tháng 4 năm 1975, bà tiếp tục trúng cử Quốc hội khóa V.[1]

Sau khi nghỉ hưu, bà sinh hoạt Đảng ở chi bộ số 10, Đảng bộ phường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội)[24] và vẫn tham gia các hoạt động chính trị như bầu cử Quốc hội khóa XIV.[25][26][27][28] Bà qua đời ngày 8 tháng 1 năm 2021, thọ 99 tuổi.[29][30]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê Thị Diệu Muội https://tinhuyquangtri.vn/dong-chi-le-thi-dieu-muo... https://web.archive.org/web/20210116142954/https:/... https://tapchicuaviet.com.vn/nguoi-dat-que-huong/l... https://web.archive.org/web/20230517145605/https:/... https://tapchicuaviet.com.vn/nguoi-dat-que-huong/n... https://web.archive.org/web/20230516175633/https:/... https://web.archive.org/web/20100307230129/http://... http://www.na.gov.vn/NhomNNSVN/60namQHVN/ http://www.na.gov.vn/NhomNNSVN/60namQHVN/43.htm https://congthuong.vn/trao-huy-hieu-80-tuoi-dang-c...